Trong suốt quá trình làm việc các với doanh nghiệp lớn, nhỏ, chúng tôi luôn tự tin là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ trọn gói xuất – nhập khẩu cho các khách hàng tốt nhất. Dịch vụ xuất – nhập khẩu trọn gói của TNF là một trong những gói dịch vụ tối ưu, vừa giúp khách hàng tiếp cận và giải quyết các vấn đề xuất nhập khẩu một cách đơn giản lại vừa tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng.
Một trong những khó khăn lớn nhất của nhà kinh doanh là set up được một luồng công việc hiệu quả để có thể thực hiện được những đơn hàng quốc tế. Có khá nhiều vấn đề cần quyết định ở đây, như nên để nhân viên của mình tự làm khâu nào, khâu nào sẽ thuê ngoài, nên thuê 1 đơn vị để thực hiện toàn bộ các khâu thuê ngoài, hay nên thuê nhiều đơn vị cho mỗi khâu, thậm chí là quản lý kết quả các khâu công việc như thế nào là hiệu quả…
Hi vọng TNF sẽ có cơ hội cùng đồng hành với doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề trên. Trong bài viết này chúng tôi có chia sẻ một số các vấn đề phát sinh thường gặp trong quá trình XNK để các doanh nghiệp và bạn đọc quan tâm có thể tham khảo.
Các vấn đề thường gặp khi xuất nhập khẩu hàng hoá

Ngành Logistics là một ngành dịch vụ có rất nhiều cơ hội đồng thời cũng nhiều thách thức dành cho mọi doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức và các nước trên thế giới. Trước khi muốn tham gia vào bộ máy vận hành logistics. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về những vấn đề như:
- Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế
- Hợp đồng mua hàng quốc tế
- Xử lý kỹ thuật và các vấn đề phát sinh…
Vấn đề phát sinh trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế
Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, đây là thứ khá thường thức trong giao dịch nhưng lại gây khá nhiều phiền phức cho doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lần đầu thanh toán, chưa có lịch sử thanh toán quốc tế, một trong các nghiệp vụ đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ trước khi ký hợp đồng với bên xuất hoặc nhập khẩu. Về cơ bản, thì loại hình thanh toán sẽ quyết định tính khả thi trong truy thu công nợ và phê duyệt hồ sơ thanh toán tại ngân hàng.

Thông thường, mọi người sẽ gặp 2 hình thức khá phổ biến:
a/ Phương thức thanh toán T/T (chuyển tiền bằng điện)
Hiểu đại ý là chuyển tiền bằng điện Swift/telex dựa trên sự chỉ định của người trả tiền (bên nhập khẩu). Nó có 3 phương thức: T/T trả trước, T/T trả ngay, và T/T trả chậm.
Về cơ bản đây là phương thức khá đơn giản so với các phương thức khác. Thủ tục tục không cần phải quá rườm rà và thời gian thực hiện nhanh chóng. Nó chỉ cần đủ tiền trong tài khoản là có thể chuyển đi, không có khái niệm ký quỹ hay tài sản đảm bảo như L/C.
Tuy nhiên nó lại đòi hỏi về uy tín cũng như sự tin tưởng lẫn nhau giữa cà 2 bên mua và bán. Nên nhớ rằng đây là giao dịch quốc tế, việc truy đòi nợ sẽ muôn vàn khó khăn do 2 đối tác ở 2 lãnh thổ khác nhau. Tất cả những gì ràng buộc giữa 2 bên chỉ đơn thuần là một bản hợp đồng, nhưng khi xảy ra vấn đề lại không thể đem hợp đồng đó ra tòa án Việt Nam để xử lý được.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bên mua chuyển cọc mà sau đó bên bán biến mất không liên lạc được, hoặc bên bán không đòi được tiền sau khi đã chuyển đủ hàng mặc dù đã đến hạn trên T/T trả chậm, hoặc thậm chí ngay cả là T/T trả ngay, bên mua đã thanh toán đủ rồi nhưng vẫn có thể không nhận được chứng từ để nhận hàng từ bên bán nếu họ từ chối cung cấp….
b/ Phương thức thanh toán L/C – Letter of credit (thư tín dụng chứng từ)
Có thể hiểu đơn giản L/C là văn bản do ngân hàng nhập khẩu phát hành cam kết trả tiền cho người xuất khẩu sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ.
Về cơ bản thì nó giải quyết được 1 vài bất cập của T/T vì ít ra có ngân hàng ở giữa là trọng tài và đứng ra giải quyết ngay cả khi không thể liên hệ được với bên còn lại.
Tuy nhiên cần lưu ý thêm là nghiệp vụ phát sinh sẽ rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Thậm chí ngân hàng có thể yêu cầu bên thanh toán ký quỹ hoặc thế chấp tài sản bên cạnh chuẩn bị số tiền cần thanh toán trong tài khoản của mình. Bộ chứng từ phức tạp cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và gây khó khăn trong công việc cho cả bên mua và bên bán. Chính vì vậy mà không phải lúc nào đối tác của bạn cũng đồng ý thực hiện phương thức thanh toán này.
Một số lưu ý khác
Việc thanh toán qua ngân hàng được tương đối nhấn mạnh ở đây vì đây là con đường duy nhất để bên nhập khẩu có thể khai thuế, cấn trừ thuế và hạch toán trong chi phí doanh nghiệp.
Bước này chỉ đơn giản là cầm bộ hồ sơ xuất nhập khẩu ra làm việc trực tiếp với ngân hàng. Tuy nhiên thứ ngân hàng xét duyệt lại không chỉ đơn thuần nằm ở hồ sơ mà là năng lực của người nhập khẩu, tránh tình trạng tiền đã chuyển rồi mà giao dịch vẫn không thực hiện được, không nộp được tờ khai thông quan lại cho ngân hàng.

Bước xét duyệt này mang tính chủ quan khá nhiều tùy vào từng đơn vị làm việc trực tiếp. Không hiếm trường hợp cùng một bộ hồ sơ, cùng một ngân hàng nhưng có phòng giao dịch chấp nhận thanh toán, phòng giao dịch lại không. Việc tranh luận về việc hồ sơ đầy đủ tại sao không duyệt lại khá vô nghĩa trong các trường hợp này.
Vấn đề phát sinh trong hợp đồng mua hàng quốc tế
Về Hợp đồng mua hàng quốc tế cũng là một trong những văn bản quan trọng trong quy trình XNK. Hiểu đơn giản thì đây là văn bản thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua – bên xuất khẩu và người bán – bên nhập khẩu ở 2 nước khác nhau. Nội dung chính của hợp đồng liên quan đến việc mua bán hàng hoá (ngoại thương).
Nội dung cơ bản của hợp đồng mua hàng quốc tế là các điều khoản thỏa thuận giữa các bên liên quan. Thường sẽ có hai nhóm là nhóm điều khoản bắt buộc và nhóm các điều khoản tùy ý.

Trong điều khoản bắt buộc thường bao gồm các điều khoản mà pháp luật quy định như: Tên hàng, số lượng, chất lượng/ phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán và giao hàng. Còn các điều khoản tùy ý sẽ tùy thuộc vào bên xuất – nhập khẩu mà văn bản này sẽ có thêm các phụ lục khác.
Hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản hay các hình thức có giá trị tương đương như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu, … Nhưng cũng vì sự ngăn cách về mặt địa lý nên đôi khi quá trình ký kết hợp đồng sẽ xuất hiện vấn đề phát sinh như điều khoản thay đổi mà chưa có sự xác nhận của một trong hai bên, một trong hai bên đơn phương huỷ hợp đồng, nội dung trong hợp đồng không đúng như các bên đã thương lượng, …
Các vấn đề phát sinh khác trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá
Ngoài các vấn đề liên quan đến giấy tờ, thủ tục trong quá trình XNK, thì các vấn đề có thể phát sinh mà TNF có thể đồng hành giải quyết cùng doanh nghiệp đó là vấn đề liên quan đến quá trình vận chuyển. Phương thức vận chuyển phổ biến nhất là vận chuyển bằng đường biển. Thường các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu làm việc trực tiếp với các hãng tàu để đặt booking cũng như giá cước biển sẽ không cạnh tranh.
Do vậy tìm đến các Forwarder (FWD) là sự lựa chọn sáng suốt, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian hơn nhiều. Sau khi nhận được booking ( chỗ đặt trên tàu) các doanh nghiệp có thể thực hiện các bước tiếp theo như kéo container rỗng và đóng hàng rồi trả về cảng. Các công việc với hãng tàu bên FWD sẽ giúp doanh nghiệp làm nhiệm vụ với hãng tàu. Người bán – người xuất khẩu chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin, chứng từ về lô hàng cho FWD hoặc cho hãng tàu.
Kết Luận
Không chỉ đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình XNK, Công ty TNF chúng tôi còn cung cấp rất nhiều các dịch vụ liên quan đến XNK nếu khách hàng không thể tự làm. Có thể kể đến các thủ tục thông quan, các hồ sơ, chứng từ còn thiếu mà doanh nghiệp không thể tự chuẩn bị (C/O, Import/Export Permit, …). Các vấn đề doanh nghiệp vướng mắc và khó khăn như thanh toán quốc tế, hợp đồng mua bán thương mại, … đều sẽ trở nên dễ dàng hơn với sự tư vấn tận tâm của TNF. Liên hệ trực tiếp với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ tốt nhất.