Để xuất – nhập khẩu một lô hàng trong nước hay ngoài nước đều đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuẩn bị rất nhiều chứng chỉ, chứng nhận liên quan đến lô hàng đó. Tùy từng mặt hàng sẽ có những chứng chỉ pháp lý phát sinh khác nhau.
Khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa thì doanh nghiệp phải chuẩn bị các loại giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ chứng từ khai báo hải quan. Tuy nhiên ngoài các loại chứng chỉ bắt buộc đó còn có những lô hàng hóa cần nộp thêm các loại chứng chỉ pháp lý phát sinh dành riêng cho mặt hàng đó. Và không phải khi nào doanh nghiệp cũng viết đến các loại chứng chỉ này để chuẩn bị trước khi làm thủ tục hải quan.
Nhiều doanh nghiệp do sơ sài trong khâu chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan, thiếu một hoặc nhiều các chứng chỉ phát sinh cho loại hàng hóa của mình mà phải chịu thiệt hại khi lô hàng bị kẹt lại hải quan trong thời gian dài.
Chứng chỉ pháp lý phát sinh khi vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu là vấn đề thường bắt gặp của các doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là một số chứng chỉ cần thiết mà các doanh nghiệp cần để ý khi muốn xuất – nhập khẩu hàng hoá.
Các chứng chỉ pháp lý phát sinh khi xuất nhập khẩu hàng là gì?

Như đã nói, các loại hồ sơ, giấy tờ cần có khi xuất nhập khẩu hàng hóa rất nhiều và phức tạp. Trong đó mỗi lô hàng lại có những chứng chỉ pháp lý phát sinh khác nhau.
Dựa vào kinh nghiệm nhiều năm, TNF Việt Nam nhận thấy các chứng chỉ pháp lý phát sinh là các loại chứng chỉ mà doanh nghiệp dễ có sai sót nhất. Các loại chứng chỉ đó có thể kể đến sau đây:
Giấy chứng nhận chất lượng C/Q
Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm rất cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu các hàng hóa đặc thù. Giúp quá trình thông quan hàng hóa dễ dàng hơn và chứng minh hàng hóa đã đạt tiêu chuẩn của quốc gia (nơi sản xuất hàng) hoặc tiêu chuẩn Quốc tế.
Hiện nay có hai loại C/Q chính là:
- Chứng nhận tự nguyện: Cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.
- Chứng nhận bắt buộc: Cơ quan Nhà nước yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm trước khi xuất nhập khẩu hàng.
Vậy nếu đang cần xuất nhập khẩu hàng hoá thì bạn cũng cần tìm hiểu xem lô hàng có nằm trong danh sách phải xin chứng chỉ pháp lý phát sinh C/Q hay không. Hãy liên hệ với TNF Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

Giấy chứng nhận phân tích (C/A)
Certificate Of Analysis (COA-C/A) là chứng từ nhập khẩu cần có theo chính sách mặt hàng được quy định tại tài liệu được cung cấp bởi người bán về thành phần và thuộc tính của sản phẩm.
Các cơ quan chức năng phân tích C/A thông qua cắt tính chất hóa lý, thành phần hóa học ví dụ như độ ẩm, độ chua,.. của sản phẩm để xác nhận các thông số có đủ đáp ứng sự cho phép của hàng hóa xuất khẩu hay không.
Mặt hàng cần giấy chứng nhận phân tích C/A
Trường hợp xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục sản phẩm phải xin C/A bao gồm: Sản phẩm có thành phần chứa các hóa chất phi tự nhiên như thực phẩm, đồ uống, rượu vang, gia vị, hóa mỹ phẩm, sản phẩm từ động vật, thực vật,… và các loại dược phẩm sử dụng hàng ngày.
Thường việc xác định các sản phẩm xuất nhập khẩu có thủ tục như thế nào rất khó, vì vậy các doanh nghiệp có thể sử dụng mã hscode để dựa vào đó chú ý cần những loại giấy chứng nhận nào.
Mục đích và tác dụng của giấy chứng nhận phân tích C/A
Khi doanh nghiệp của bạn xuất nhập khẩu những sản phẩm thuộc quy định cần phải xin giấy chứng nhận C/A, thì chứng từ này là bắt buộc phải có để thông quan được hàng hoá. mục đích và tác dụng của giấy chứng nhận C/A là:
- C/A Là tài liệu chứng thực rằng sản phẩm đã qua kiểm tra và có kết quả cụ thể an toàn để quản lý được chất lượng đầu ra của sản phẩm.
- Người tiêu dùng biết được thành phần nguyên liệu của sản phẩm thông qua chứng nhận.
- Thông qua giấy chứng nhận phân tích C/A thì mới xin được cấp giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm.
Các chứng từ sẽ không được công nhận nếu như doanh nghiệp tự làm giấy công bố chứng nhận phân tích các thành phần trong sản phẩm. Nhà nhập khẩu cần yêu cầu các bản Công bố chất lượng sản phẩm được ban hành bởi cơ quan chức năng có giá trị trước pháp luật.
Khi làm việc với TNF Việt Nam, sau khi nhận được các thông tin về sản phẩm của bạn TNF sẽ xác định xem sản phẩm của bạn cần có những loại chứng từ nào. Sau đó chúng tôi sẽ thông báo cho bạn biết cần chuẩn bị những gì, đồng thời tư vấn về quy trình làm giấy chứng nhận phân tích C/A thuận tiện nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật, động vật
Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary)
Chứng thư kiểm dịch thực vật là giấy chứng nhận các sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật đảm bảo đủ điều kiện về kiểm dịch để tiến hành xuất nhập khẩu. Trong trường hợp chủ hàng muốn xuất nhập khẩu sản phẩm thuộc quy định này thì phải nộp chứng thư kiểm dịch thực vật cho cơ quan hải quan.
Đối với hàng hóa phải kiểm dịch thực vật nhập khẩu:
Người chủ hàng phải cung cấp giấy đăng ký kiểm dịch thực vật để đăng ký làm thủ tục hải quan. Chứng thư kiểm dịch thực vật được đính kèm vào bộ hồ sơ hải quan lô hàng nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, chuyển vào kho ngoại quan và quá cảnh.
Hàng hóa nhập khẩu chỉ được phép thông quan khi đã nộp bản chính giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho cơ quan hải quan.
Đối với hàng hóa phải kiểm dịch thực vật xuất khẩu:
Chủ hàng phải đính kèm giấy đăng ký kiểm dịch thực vật có xác nhận của cơ quan kiểm dịch thực vật vào trong bộ hồ sơ lô hàng xuất khẩu để thực hiện thông quan lô hàng hóa. Có trách nhiệm nộp bản chính giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho cơ quan hải quan trong vòng 10 ngày kể từ ngày thông quan.

Chứng thư kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate)
Nếu bạn muốn nhập khẩu hay xuất khẩu một số loại hàng có nguồn gốc động vật hoặc thủy sản thì có thể cần phải cung cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật khi làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Thực chất của việc đăng ký kiểm dịch động vật là để chứng minh sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng, an toàn sau khi được các cơ quan chức năng kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm xem động vật có đạt tiêu chuẩn theo quy định hay không.
Trong trường hợp xuất nhập khẩu sản phẩm động vật hoặc thủy sản không dùng làm thực phẩm hoặc làm giống, mà dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thì hồ sơ còn cần bổ sung thêm giấy phép của cơ quan chuyên ngành (nếu có).

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn xuất nhập khẩu hàng hóa cần có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, động vật và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đăng ký. TNF Việt Nam sẽ hướng dẫn và tư vấn đầy đủ các bước cho doanh nghiệp của bạn thực hiện đăng ký kiểm dịch thực vật, động vật. Đảm bảo thuận lợi cho quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Liên hệ cho chúng tôi nếu bạn chưa biết hàng hóa xuất nhập khẩu của mình thuộc danh mục hàng hóa Cần giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, động vật hay không.
Giấy chứng nhận hun trùng/khử trùng
Giấy chứng nhận hun trùng/khử trùng là chứng từ bắt buộc phải hun trùng đối với các mặt hàng khi tiến hành xuất nhập khẩu nếu là mặt hàng nông sản, dễ bị mối mọt, nấm mốc,… Hoặc đối với những quốc gia yêu cầu hun trùng hàng hóa trước khi nhập khẩu vào nước của họ.
Đây là chứng từ đi kèm trong bộ chứng từ cho lô hàng hóa xuất nhập khẩu, bên cần các chứng từ bắt buộc Như hợp đồng, hóa đơn thương mại…
Vì hàng hóa khi được vận chuyển trên các container thường có thời gian di chuyển trên 24 giờ, rất dễ bị ẩm mốc và có nhiều vi khuẩn. do đó các doanh nghiệp cần làm giấy chứng nhận khử trung/hun trùng để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh và các tác nhân gây hại, Đảm bảo chất lượng cho hàng hóa.
Các lô hàng nhập khẩu sáng các nước như Mỹ, châu Âu, Canada,… nếu không tuân thủ quy định này sẽ bị trả lại hoặc đối mặt với các mức phạt nặng nề, cao nhất là bị cấm nhập khẩu vào thị trường đó.

Các loại mặt hàng bắt buộc phải có giấy phép hun trùng:
- Mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ như nông sản (cà phê, tiêu, điều…), Các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ, hàng mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ, mặt hàng đồ gỗ chưa qua xử lý bề mặt bằng hóa chất.
- Bao bì đóng gói hàng hóa xuất nhập khẩu có nguyên liệu được làm từ gỗ ví dụ như palet gỗ đóng gói hàng gốm sứ, đóng gói hàng máy móc phụ tùng…
Nếu doanh nghiệp của bạn chưa chắc chắn hàng hóa xuất nhập khẩu của mình có thuộc vào nhóm hàng được quy định hun trùng hay không, bạn có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn của TNF Việt Nam để được hỗ trợ.
Chứng nhận hợp chuẩn – hợp quy

Các đối tượng cần giấy chứng nhận hợp chuẩn – hợp quy là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế, khu vực hoặc các quy chuẩn kỹ thuật khác.
Các sản phẩm liên quan đến an toàn sức khỏe hay môi trường thì cần bắt buộc phải chứng nhận hợp quy.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa cần chứng nhận hợp chuẩn – hợp quy Cần trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp theo quy định của Nhà nước tại các tổ chức chứng nhận hợp quy – hợp chuẩn hàng đầu Việt Nam như Vinacontrol CE.
Giấy khai báo hóa chất
Doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm là các loại hóa chất thuộc phụ lục V, nghị định 113/2017/NĐ-CP thì cần phải thực hiện nộp giấy khai báo hóa chất. Doanh nghiệp cần chú ý để tránh mất thời gian lưu kho bãi trước khi nhập hàng về.
Bên cạnh đó vẫn có các trường hợp sản phẩm dịch vụ được miễn trừ không cần khai báo hóa chất. Cụ thể:
- Hóa chất được nhập khẩu cho mục đích an ninh, quốc phòng, đối phó thiên tai dịch bệnh khẩn cấp.
- Tiền chất ma túy, thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép.
- Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu.
- Nguyên liệu sản xuất thuốc đã có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.

Tạm kết
Có thể thấy các chứng chỉ pháp lý phát sinh của một lô hàng xuất – nhập khẩu khá phức tạp. Nhất là đối với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu hàng hóa này. Chính vì vậy TNF chúng tôi – thành lập với nhiệm vụ kết nối giữa các doanh nghiệp và các bên.
Giúp khách hàng giải quyết mọi vấn đề vướng mắc, các chứng chỉ pháp lý phát sinh, thủ tục rườm rà của quá trình xuất – nhập khẩu một cách nhanh gọn và tối ưu. Liên hệ với TNF Việt Nam ngay để được cung cấp tất cả các dịch vụ giao nhận đường biển, đường hàng không và đặc biệt là dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói uy tín và an tâm nhất.
Bài viết liên quan